Nếu là một người khéo tay, đảm đang nội trợ và yêu thích làm các loại bánh, muốn mở 1 tiệm bánh ngọt cho riêng mình thì bạn có thể làm theo các bước sau nhé.
1. Học làm bánh
Nếu đã từng tham gia khóa học làm bánh rồi thì bạn không cần phải lo lắng, nếu không thì việc đầu tiên bạn phải bắt tay vào làm là đăng ký tham gia khóa học làm bánh tại các trung tâm chuyên dạy làm bánh để kinh doanh, hiểu rõ về các loại bánh, quy trình làm bánh, các nguyên liệu cũng như lành nghề hơn là biến tấu ra những loại bánh khác đa dạng hơn của chính mình.
Bạn có thể bắt đầu làm bánh tại nhà, đơn giản là bán những ổ bánh nướng, bánh ngọt cho người dân trong khu phố hoặc các sự kiện như sinh nhật, họp mặt gia đình… để mọi người thưởng thức, đánh giá trước khi chuyển sang mở tiệm lớn hơn.
2. Chuẩn bị vốn
Muốn mở tiệm bánh ngọt thì số vốn ban đầu cần khá lớn, khoảng 100 triệu trở lên, nếu có tầm 150 – 200 triệu thì sẽ thoải mái hơn. Tất nhiên tùy thuộc vào số vốn bạn có thể mở mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ, bán đơn thuần bánh ngọt hay có bàn ghế cho khách thưởng thức tại chỗ…
Vốn dùng để thuê mặt bằng, mua nguyên liệu, đồ dùng nhà bếp, đồ dùng bán hàng, bàn ghế, thiết kế bảng hiệu, menu… Bạn nên chuẩn bị lượng tiền mặt để có thể xoay sở ít nhất trong vòng 6 tháng. Bên cạnh đó, bạn cần có đủ vốn hoạt động trong vài tuần đầu tiên trước khi dựa vào dòng tiền có được từ bán hàng.
Cố gắng tạo ra những loại bánh riêng để thu hút khách hàng
3. Lựa chọn mô hình
Bánh ngọt thì rất đa dạng và vô cùng phong phú, trước khi kinh doanh nên ngồi suy nghĩ kỹ, dựa trên nguồn vốn của bản thân để chọn mô hình kinh doanh bán bánh kem đơn thuần hoặc mô hinh bakery gồm bánh kem, bánh mặn ngọt; kinh doanh bánh ngọt tự làm hoặc đi nhập bánh của các thương hiệu uy tín về bán; kinh doanh bánh ngọt đơn giản hoặc thêm cafe, nước uống cho khách ngồi tại quán…
Dù lựa chọn mô hình nào thì cũng nên tạo nét riêng biệt độc đáo cho cửa hàng bánh của bạn, chẳng hạn, tiệm bánh của bạn có thể là tiệm bánh duy nhất bán những chiếc bánh cupcake nut-free.
Bạn cũng có thể suy nghĩ về việc hợp tác với các đối tác khác để kinh doanh thuận lợi hơn như: bánh ngọt – cà phê, bánh ngọt – kem, bánh ngọt – trà…
Muốn làm được vậy bạn nên nghiên cứu về thị hiếu khách hàng, tìm ra đối tượng tiềm năng cùng với việc xem xét khả năng vốn của mình.
4. Nghiên cứu thị trường, khách hàng tiềm năng
Để mở cửa hàng kinh doanh, bạn nên xem xét xem xung quanh có những cửa hàng bánh ngọt nào chưa, mô hình, các loại bánh, giá cả cũng như lượng khách ra sao…
Lựa chọn khách hàng tiềm năng cũng khá quan trọng để bạn định hướng sản phẩm, quảng cáo đến khách hàng chính và làm nên sự khác biệt cho bánh ngọt của mình.
Ví dụ nếu hướng đến khách hàng phụ nữ ăn kiêng, giảm cân thì nên chú trọng các loại bánh mì ít ngũ cốc, ít béo. Các bạn cũng có thể nhắm tới đối tượng khách hàng như tuổi teen và nhân viên văn phòng nên sản phẩm chủ yếu của họ là các loại bánh theo kiểu “thức ăn nhanh”, như sandwich kẹp thịt, pizza, hamburger, hot dog…
Bạn cần chọn phân khúc dựa vào một số yếu tố như địa lý, đặc điểm dân cư và môi trường cạnh tranh ở khu vực đó. Nếu có được một địa điểm thuận lợi, bạn nên tìm hiểu loại bánh nào người dùng thích ăn.
Một số đối tượng có thể phân loại lựa chọn như: Giới trẻ; người có thu nhập ổn định; những người ăn kiêng, béo phì; khách nước ngoài…
5. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Khi chọn địa điểm kinh doanh nên chọn nơi thuận tiện về đường sá đi lại, nơi đông dân cư hoặc gần các trường học, khu công nghiệp… Tốt nhất là ở khu đất nào có nhiều mặt tiền sẽ thuận lợi cho việc kinh doanh sau này.
Bạn cũng nên lưu ý mặt bằng kinh doanh phải phải đủ rộng, thoáng mát, thông thường diện tích vào khoảng 60-100m2. Với diện tích đó bạn có thể dành một khu riêng cho việc làm và nướng bánh, một khu bày bàn ghế khi khách muốn ăn tại chỗ và một khu để đặt tủ trưng bày bánh ngọt.
Khi có địa điểm kinh doanh, bạn cần trang trí cửa hàng, đầu tư trang thiết bị đầy đủ như: Tủ trưng bày bánh ngọt, thiết bị giữ khô thoáng, chống chuột, kiến; Bàn ghế, Ly, đĩa, chén, thìa, ống hút, cốc mời nước, khăn giấy, đồ trang trí, biển hiệu quảng cáo, menu.. Một số đồ dùng cần thiết trong nhà bếp như: máy trộn bột, lò nướng bánh…
Nên trang trí quán bánh ấm áp, bắt mắt, có phong cách riêng và thu hút khách, như thế bạn mới có khách đến bước đầu và quay trở lại với không gian đẹp, thoáng mát, đẹp.
Nên tạo ra sự khác biệt trong các loại bánh bạn bán ra
6. Tìm nguồn mua nguyên liệu đảm bảo
Khi kinh doanh cửa hàng bánh ngọt, bạn phải lựa chọn đối tác cung cấp nguyên liệu đảm bảo, chất lượng thì bánh mới ngon và giữ đúng hương vị.
Các nguyên liệu cơ bản làm bánh ngọt gồm có: Bột mì, Đường, Đường isomalt dành cho người ăn kiêng và béo phì, Trứng, Kem, bơ… Ngoài ra còn có sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa, ca cao, si-rô tạo vị, chất tạo màu, hương liệu……
Nếu kinh doanh thêm đồ uống thì bạn cũng cần thêm các loại cafe hoà tan, cafe nguyên chất, các loại trà…
Nên tìm hiểu và chọn lựa những nguyên liệu tốt nhất, đạt chuẩn về chất lượng cũng như yêu cầu của bản thân, việc kinh doanh sẽ có chữ tín lâu dài và người dùng sẽ yên tâm khi dùng món bánh của bạn hơn.
7. Cách quảng bá tiệm bánh
Nếu bánh của bạn làm ngon nhưng không được quảng cáo thì sẽ ít người biết đến bạn. Do đó bạn phải quảng cáo tiệm bánh của mình nhiều hơn.
Một số cách quảng bá bạn có thể làm như: Blog làm bánh, đây là một cách quảng bá hiệu quả cho các tiệm bánh cũng như chủ của chúng. Dử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, nếu bạn có nhiều thời gian, giờ hãy chọn một trang web truyền thông xã hội và thử luôn. Ngoài ra bạn có thể tham gia các hội nhóm và tạo ra các mối quan hệ có lợi cho tiệm bánh của mình…
Ngoài ra, bạn nên thiết kế website với thông tin cơ bản như giới thiệu các loại bánh, thời gian hoạt động và địa điểm, lời khuyên, hướng dẫn cách làm bánh… để nhiều người biết đến cửa hàng của bạn hơn.
8. Hoàn thành các thủ tục pháp lý
Để việc kinh doanh thuận lợi và suôn sẻ, bạn nên hoàn thành các giấy tờ, thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Bên cạnh đó phải đăng ký thuế hộ kinh doanh. Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký thuế. Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh tiếp tục thực hiện bậc thuế môn bài theo quy định.
Ngoài ra bạn cũng cần chứng nhận an toàn thực phẩm. Các quy định khác nhau tùy theo các tỉnh, thành bố, nhưng trong nhiều trường hợp, bạn có thể cần giấy phép xử lý thực phẩm để có thể làm việc với những chiếc bánh.