Chuyên gia Thu Hương cho rằng có khoảng 70% quán cafe thất bại do những bất đồng từ những người cùng hợp tác mở quán. Nếu chỉ một mình bạn là chủ quán thì quyền lợi và nghĩa vụ thật đơn giản, có nghĩa là “lời ăn lỗ chịu” nhưng nếu có nhiều người cùng hợp tác mở quán cafe thì vừa có thuận lợi vừa có thể xảy ra rắc rối trong điều hành, phân chia nợ cũng như các quyền, nghĩa vụ liên quan.
Các hình thức hợp tác khi mở quán cafe
a) Hợp tác mở quán cafe với bạn bè
Đó có thể là một người bạn quen từ thời cấp 3, ĐH hoặc người bạn thân mà bạn quen biết trước khi cùng nhau lập ra quán cafe. Họ có thể rất nhiệt hứng tình với ý tưởng của bạn, tuy nhiên, khi hết thời kỳ “nhiệt huyết”, họ thường “mất lửa” và sẽ trì trệ trong công việc.
b) Hợp tác mở quán cafe với các chuyên gia
Đó có thể là chuyên gia tài chính kế toán, marketing, quản lý quán cafe… Tất nhiên, các nhà hợp tác mở quán cafe này thường rất giỏi. Bạn sẽ thích họ ngay từ cái nhìn đầu tiên và rất muốn hợp tác với họ. Tuy nhiên, hãy tính kỹ vì họ là những người đã có kinh nghiệm kinh doanh cafevà thuộc nhóm người không thể lắng nghe ý kiến của bất cứ ai trừ bản thân mình.
c) Hợp tác mở quán cafe là người góp vốn chính
Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh quán cafe của bạn mà mức độ cần thiết cho việc huy động vốn là nhiều hay ít. Mở một quán cafe thành công cần rất nhiều yếu tố như: có ý tưởng tốt, kế hoạch tốt, mặt bằng thuận tiện, nhưng nếu thiếu vốn bạn không thể bắt tay vào kinh doanh được. Tuy nhiên, khi cùng nhau hợp tác mở quán cafe thì tất cả mọi điều khoản hợp đồng đều phải rõ ràng như giấy trắng, mực đen.
d) Hợp tác mở quán cafe là người đưa ra chiến lược
Việc đưa ra một kế hoạch tốt luôn đóng vai trò quan trọng, giúp chủ đầu tư không chỉ đi nhanh hơn mà còn an toàn hơn. Kế hoạch marketing quán, kế hoạch xây dựng thương hiệu, kế hoạch phát triển sản phẩm, những dự trù tài chính, những kế hoạch phát triển quy mô… Tất cả đều cần thiết nếu bạn muốn kinh doanh quán cafe thành công. Hợp tác mở quán cafe là người thích vạch ra chiến lược phát triển quán cafe như: khi nào mở cơ sở mới, phân chia lợi nhuận ra sao… nhưng họ lại không biết phải làm sao để có thể giải quyết khiều nại của khách hàng, sắp xếp công việc nhân viên ra sao…
Những thuận lợi và khó khăn khi mở quán cafe theo hình thức hợp tác
a) Lợi ích
Khi có nhiều thành viên cùng thành lập quán cafe thì nguồn tài chính trở nên dễ dàng. Không phải ai cũng sở hữu trong tay số tiền đủ để thực hiện ý định của mình nên có thể coi vốn là khó khăn đầu tiên của bạn. Bởi vì mở quán cafe đòi hỏi phải có một số vốn lớn để chi trả các khoản phí như: thiết kế nội thất, phí chi trả nhân viên, phí thực phẩm, phí dành cho marketing quảng cáo… nên việc nhiều người cùng đóng góp sẽ chia sẻ gánh nặng ngân sách và giảm thiểu rủi ro một khi việc kinh doanh bị trì trệ.
Bên cạnh đó, việc có 2 hay nhiều người cùng hợp tác mở quán cafe sẽ giúp bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm quản lý cho nhau. Chẳng hạn, một người có khả năng quản lý nhưng lại không hiểu về các đồ uống thì khi kết hợp với một người có khả năng pha chế giỏi để mở quán cafe là một quyết định kinh doanh đúng đắn.
b) Khó khăn
Rất dễ xảy ra bất đồng khi phải cùng bỏ thêm tiền để duy trì hoạt động quán cafe và nếu chẳng may quán rơi vào tình trạng ế ẩm thì tình trạng cãi vã, căng thẳng rất dễ diễn ra. Tính cách cá nhân của từng người dễ gây xung đột trong cách quản lý, mà nếu không có cách giải quyết hay hợp tác, sẽ dễ dẫn đến thất bại.
Bàn về cách khởi nghiệp kinh doanh cafe, chuyên gia Thu Hương – trung tâm kinhdoanhcafe nhận xét: “Hợp tác mở quán cafe là một hình thức kinh doanh khá thịnh hành đối với nhiều người. Song, thương trường cũng như chiến trường, có nên hợp tác để cùng nhau mở quán hay không đòi hỏi phải tính toán chi ly và đầu tư nhiều tâm huyết. Nếu lơ là sẽ thất bại như chơi.”
Nguồn: Internet sưu tầm