Trung tâm Đào Tạo Bếp đã nhận rất nhiều câu hỏi từ quý học viên, hiện tại câu hỏi thường xuyên của các học viên học tại trung tâm chúng tôi là: “Đầu tư kinh doanh trà sữa cần điều kiện gì? Thủ tục pháp lý ra sao?”.
Sau đây là ý kiến chung của chính các học viên của chúng tôi cùng nhau giải đáp:
Nếu có ý định mở quán trà sữa, bạn có thể tham khảo các bước chuẩn bị dưới đây.
1. Tìm hiểu, học công thức pha chế
Bắt đầu kinh doanh 1 món ăn bắt buộc bạn phải tìm hiểu các nguyên liệu cơ bản cũng như công thức pha chế trà sữa sao cho thật ngon, hương vị hấp dẫn. Bạn có thể đi đến các quán trà sữa nổi tiếng hoặc trong khu vực gần nơi bạn sinh sống để thưởng thức và so sánh cũng như xem cách họ làm trà sữa thế nào.
Để biết cách làm, bạn có thể tham khảo trên mạng, xem bài hướng dẫn, video cụ thể để mua nguyên liệu về thực hành, làm nhiều cho mọi người thưởng thức sẽ nâng cao được tay nghề. Nếu có người quen nào đang hoặc đã kinh doanh hình thức này thì cơ hội học hỏi của bạn sẽ tốt hơn.
Kinh doanh đồ ăn uống quan trọng nhất là món ăn phải ngon, do đó bạn hãy cố gắng để trà sữa của mình được ngon nhất, giữ được hương vị đặc trưng nhất có thể.
2. Vốn
Số vốn kinh doanh ban đầu có thể nhiều hay ít tùy vào khả năng của bạn, nhưng tất nhiên càng nhiều càng tốt, có điều kiện thì bạn mở quán trà sữa trân châu với quy mô lớn, ít hơn thì mở quán nhỏ.
Trung bình khoảng từ 70 triệu đồng bạn cũng có thể có một quán tương đối, nếu không 20 – 30 triệu cũng được 1 quán bình dân nho nhỏ, còn nếu bạn kinh doanh bằng hình thức xe – take away thì tổng chi phí khoảng 12-16 triệu (xe, vật dụng, nguyên vật liệu, máy móc…)
Với số vốn này bạn phải đầu tư cho một số khoản chi phí nhất định sau: Phí thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, mua thiết bị, máy móc (máy lạnh, tủ bảo quản, máy đong, máy dán nắp…); phí mua nguyên vật liệu (bột trà, sữa, trân châu, siro các hương vị, hộp, ống hút…); phí thuê nhân viên; vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh (khoảng 20 triệu)…
Còn nếu bạn kinh doanh bằng hình thức xe – take away thì tổng chi phí khoảng 12tr-16tr (xe, vật dụng, nguyên vật liệu, máy móc,…)
3. Nghiên cứu thị trường, đối tượng khách hàng
Trước khi kinh doanh bạn nên nghiên cứu các quán xung quanh, họ kinh doanh thế nào, có những vị trà sữa nào, giá cả ra sao, khách hàng có đông không, mặt được và mặt chưa được để khắc phục.
Đối tượng khách hàng tiềm năng của món ăn này chủ yếu là giới trẻ, học sinh, sinh viên…
4. Tìm địa điểm, trang trí quán, mua sắm vật dụng cần thiết
Vì đối tượng chính là giới trẻ, học sinh, sinh viên nên bạn hãy tìm địa điểm đặt cửa hàng ở gần trường học, ký túc xá, những khu vui chơi hay tập trung quà vặt, ăn uống.
Vị trí nào thuận lợi giao thông, gần đường xá, nhiều người qua lại cũng sẽ kích thích buôn bán phát triển.
Việc trang trí quán bạn nên hướng đến phong cách trẻ trung, xì tin vì đối tượng chính là giới trẻ. Nếu có nhiều tiền bạn có thể thuê vẽ tường, trang trí hiện đại, nếu chi phí ít, bạn có thể dán tranh ảnh lên tường, dán sticker… Tâm lý chung của khách teen là check in mạng xã hội nên quán của bạn càng “kute”, bạn càng thu hút khách hàng nhiều hơn.
Bạn cũng nên lên danh sách mua những vật liệu cần thiết cho việc mở quán trà sữa (bàn ghế, cốc chén, máy pha chế…). Nếu có thể nên đầu tư cốc, chén trẻ trung, màu sắc, xì tin bắt mắt sẽ thu hút được giới trẻ nhiều hơn.
5. Thủ tục pháp lý
Kinh doanh cửa hàng trà sữa cần 1 số giấy tờ pháp lý sau:
Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Giấy phép đăng ký kinh doanh làm tại UBND Quận nơi bạn kinh doanh.
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: bạn lên Trung tâm Y tế tại phường/xã của quán bạn để đăng ký.
Ngoài ra, bạn còn phải hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết khác cho tổ trưởng khu phố nơi quán bạn hoạt động. Và để yên tâm hơn, nên làm giấy đăng ký tạm trú tạm vắng cho toàn bộ nhân viên dù họ có ở lại quán hay không, đề phòng khi công an hỏi tới.
Kinh doanh trà sữa phải ngon và chất lượng đảm bảo
6. Tìm nguồn hàng
Sau khi đã có kế hoạch kinh doanh quán trà sữa, bạn phải tìm nguồn hàng để bắt đầu kinh doanh.
Hiện nay nhiều thông tin về thực phẩm bẩn, trà sữa bẩn đang khiến khách hàng e ngại và giảm nhu cầu ăn uống thì bạn phải giữ vững chỉ tiêu “sạch”. Sạch trong nguyên liệu, sạch trong quy trình pha chế.
Bạn có thể liên hệ trước với những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, đảm bảo (các loại trà, các loại hạt, nước si-rô, các loại bột hương trái cây, sữa bột…).
Đặc biệt lưu ý chọn loại sữa không Melamine, trân châu không Polymer.
Kinh doanh uy tín phải tìm nguồn hàng có giấy tờ kiểm nghiệm đầy đủ, sữa không Melamine, trân châu không Polymer, không dùng các loại nguyên vật liệu trôi nổi hoặc mua hàng nơi kém tin cậy. Để xây dựng niềm tin cho khách hàng, bạn có thể công khai các nguồn uy tín mình lấy hàng về, có kiểm nghiệm và xuất xứ đảm bảo. Không nên vì lãi mà lấy nguyên liệu rẻ và đẩy giá thành lên cao.
Mặt khác bạn phải có kiến thức, giữ gìn vệ sinh trong lúc chế biến… thì sản phẩm của bạn sẽ giữ chân được khách hàng.
7. Định giá sản phẩm và PR, quảng cáo
Giá hợp lý nhất bạn phải tự tính vì tùy theo tỉnh và cách tiêu dùng mỗi nơi mỗi khác. Bạn nên đi tham khảo các quán xung quanh khu vực của bạn trước và lên giá menu hợp lý của mình.
Để mọi người biết đến quán của mình, bạn có thể quảng cáo online, lập một Fanpage trên Facebook, tận dụng mạng lưới quan hệ của mạng xã hội này để truyền thông cho cửa hàng của mình. Từ các mối quen thân ban đầu bạn sẽ có mối khách mới và lâu dài rộng mở hơn.
Tags: ý tưởng khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp ít vốn, ý tưởng kinh doanh ít vốn, mở quán trà sữa trân châu, trà sữa trân châu, mở quán trà sữa, kinh doanh trà sữa, kinh doanh trà sữa trân châu, công thức pha chế trà sữa