Mục lục
Một bước quan trọng trong mở quán cà phê đó là thiết kế quán cà phê. Ở bước này, bạn sẽ không phải cô đơn. Hầu hết những sửa chữa lớn đều yêu cầu bản vẽ thiết kế và mặt sàn quán cà phê. Bạn cũng phải chắc chắn rằng thiết kế quán cà phê phù hợp với pháp luật địa phương. Điều đó không có nghĩa ý kiến của bạn và sự có mặt của bạn ở bước này không quan trọng. Bạn sẽ cần phải tham gia sâu vào quá trình này để đảm bảo tầm nhìn và mong muốn của bạn được thể hiện hết lên bản vẽ.
Vì sao bạn nên thiết kế quán cà phê trước khi mở quán?
Thiết kế quán cà phê là quãng thời gian có cả hứng thú và căng thẳng cho chủ quán. Hứng thú là bởi vì tầm nhìn của bạn sẽ tiến gần hơn tới thành hiện thực. Căng thẳng vì càng nhiều yếu tố thiết kế bạn thêm vào thì chi phí khởi đầu càng tăng. Ví dụ như hình ảnh, bàn ghế, đèn hay màn hình.
Không ai muốn phung phí tiền. Điều rất quan trọng bạn cần nhớ là phải tạo không khí chào đón khách hàng. Tạo ra một môi trường và trải nghiệm khách hàng độc đáo sẽ quyết định bạn tạo nên cửa hàng ăn nên làm ra hay phá hủy nó. Không khí của quán cà phê sẽ quyết định xác suất cao một khách hàng mới đến lần đầu trở thành khách hàng thường xuyên. Những yếu tố môi trường này bao gồm nhạc, ánh sáng hoặc đèn, sự sạch sẽ, và cách bố trí bàn ghế.
Để giúp bạn phát triển một thiết kế tốt nhất cho quán cà phê của bạn, chúng tôi đưa ra một số ý tưởng và ví dụ minh hoạt cho tất cả mô hình cà phê từ nhỏ đến lớn.
Hiểu yếu tố then chốt trong thiết kế quán cà phê
Tốt hơn là bạn nên có sẵn trong đầu những khu vực khác nhau của quán cà phê. Những khu vực này sẽ giúp xác định và chia những khu vực khác nhau trong một quán cà phê. Khi bạn đánh giá một thiết kế bởi từng khu vực, nó sẽ cho phép bạn tiếp cận ở một cách khác ngoài kích thước để đánh giá một thiết kế quán cà phê.
Mục tiêu cao hơn của thiết kế một quán cà phê hoàn hảo là giúp thu hút nhiều khách hàng hơn, bán nhiều sản phẩm hơn qua những chiến lược buôn bán hiệu quả, và tạo ra những môi trường thuận lợi cho khách hàng và nhân viên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đánh giá 9 khu vực đặc biệt khác nhau của một quán cà phê.
Vị trí quán
Vị trí của quán cà phê đóng một vai trò rất lớn trong thiết kế quán. Hãy nghĩ về vị trí như một chiếc hộp. Bạn có thể làm bất cứ điều gì với ai trong vòng chiếc hộp. Nhưng bạn bị giới hạn chỉ trong những bức tường của chiếc hộp đó.
Trước khi tìm kiếm vị trí quán, bạn cần làm rõ mục tiêu của quán cà phê của bạn. Trước khi bắt đầu chọn một vị trí đúng, hãy làm rõ những vấn đề sau:
Bao nhiêu chỗ ngồi bạn muốn có? Điều này sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu diện tích của vị trí.
Nhóm khách hàng nào bạn mong muốn phục vụ? Điều này ảnh hưởng khu vực nào của thành phố bạn cần mở quán.
Bạn có thể kế hoạch bán hàng mang đi không? Bạn cần phải chắc chắn rằng khách hàng thuận tiện khi đến mua hàng
Diện tích, Kích thước
Kích thước hay diện tích của một không gian quán sẽ ảnh hưởng đến thiết kế quán cà phê. Càng nhiều không gian, bạn càng phải có nhiều không gian cho quầy bar, bình chữa cháy, ghế ngồi phong cách quán ăn, và bất cứ thứ gì bạn có thể tưởng tượng. Khách hàng của bạn cần phải có 1,4m2 trong một quán cà phê để cảm thấy thoải mái.
Kích thước của không gian cũng sẽ ảnh hưởng đến thiết kế. Nếu không gian có hình chữ nhật hoặc hình vuông thì dễ thiết kế hơn những hình dạng khác.
Khu vực khách vào
Khu vực này chính là ấn tượng đầu tiên của khách khi đến quán bạn. Hãy nghĩ khu vực này như một lời kêu gọi của quán. Khi ai đó ở ngoài nhìn vào quán, quán của bạn đã chào đón họ chưa? Một đặc trưng bên ngoài quán cũng là điều nên cân nhắc.
Không gian nội thất
Khi vào quán, khách hàng hay nhân viên có đủ không gian để di chuyển một cách thoải mái không? Có đủ không gian giữa các bàn hay giữa các khách hàng không?
Thiết kế nội thất
Cái này liên quan đến kiến trúc nội thất của cửa hàng. Thiết kế nội thất quán cà phê sẽ cần phải cân nhắc đến trần nhà, trang trí, màu sắc, ánh sáng, ổ điện cho khách, vị trí các bàn ghế, tủ và những yếu tố khác.
Ánh sáng
Đừng bỏ qua ánh sáng. Ánh sáng có thể gây ấn tượng mạnh hơn bất kỳ đồ vật nội thất nào. Ánh sáng phù hợp sẽ khuyến khích khách hàng ở lại lâu hơn và tiêu xài nhiều hơn.
Đồ gỗ nội thất, bàn ghế
Bạn sẽ cân nhắc không chỉ những chỗ ngồi, cái bàn, vị trí cửa hàng mà còn sắp xếp thế nào trong không gian bạn có.
Quầy bar và nhà bếp
Khu vực quầy bar thường là khu vực trọng tâm của quán. Đây là nơi khách hàng sẽ xem menu, order và nhận nước uống và giao tiếp với nhân viên. Bạn muốn đảm bảo khu vực này sẽ tạo ấn tượng tốt và bán hàng tốt để tăng doanh thu. Bạn cũng muốn đảm bảo khu vực này tiện lợi cho nhân viên pha chế thoải mái.
Trước khi quyết định thiết kế đúng đắn cho quán của bạn, hãy dành nhiều thời gian cân nhắc thiết kế của từng khu vực trước khi chọn một bản thiết kế cuối cùng.
Bạn cần bao nhiêu không gian cho một quán cà phê?
Các quán cà phê có nhiều hình dạng và kích thước. Mục tiêu của mô hình kinh doanh sẽ quyết định bạn cần bao nhiêu không gian cho quán.
Nếu bạn muốn tạo môi trường cho khách hàng có thể ngồi lại lâu hơn, gặp gỡ mọi người, làm việc, và ăn uống thì bạn cần nhiều không gian. Nếu đây là mục tiêu của bạn thì không gian ăn uống cần ít nhất 70 m2 để cho phép 50 khách cùng một lúc. Điều này có nghĩa bạn sẽ phải tìm mặt bằng tối thiểu 100 m2. Ngoài ra, khu vực quầy pha chế bao gồm máy pha cà phê, tủ lạnh,…
Nếu bạn muốn mở một quầy bán cà phê, bạn có thể mở thoải mái chỉ với 35 m2 mà vẫn có lợi nhuận. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào chiến lược bạn bán hàng và nhóm khách hàng nào bạn muốn thu hút.
Để cho bạn cái nhìn dễ dàng hơn về thiết kế quán cà phê với những không gian chỗ ngồi khác nhau, chúng tôi cung cấp 3 thiết kế cho quán nhỏ, quán vừa và quán to.
Thiết kế quán cà phê diện tích nhỏ dưới 50 m2
Dưới đây là một ví dụ về thiết kế quán cà phê diện tích nhỏ dưới 50 m2. Với những quán có diện tích này, bạn sẽ thường thấy một quầy mua mang đi bên lề đường hoặc một cửa hàng mà không có chỗ ngồi, chỉ cho khách đến mua và mang đi. Mô hình này có thể hoạt động tốt tại khu vực thành thị. Đây là nơi giá thuê mặt bằng đắt đỏ và có nhiều khách hàng đi bộ hoặc đi xe ngang qua.
Thiết kế cho quán này chỉ có thể là quán cà phê mang đi. Không có nhà bếp nấu ăn mà chỉ làm nước uống. Một cái kệ trượt có thể mở ra để phục vụ khách hàng. Nó gần giống với mô hình bán cà phê trên xe tải. Tất cả chỗ ngồi nằm bên ngoài quầy bar.
Một khía cạnh tốt đẹp của quán nhỏ là rất thực tế cho cá nhân hay vài người làm. Bạn sẽ không cần phải thuê nhiều nhân viên, dọn toilet hay duy trì một không gian rộng lớn.
Thiết kế quán cà phê diện tích vừa 100 – 150 m2
Các quán cà phê diện tích vừa thường vào khoảng 100 đến 150 mét vuông. Diện tích này cho phép nhiều chỗ ngồi thoải mái cho khoảng 50 – 70 khách cùng lúc.
Nên nhớ bạn cần khoảng 20 – 40 m2 cho quầy bar và khu vực pha chế nên bạn sẽ không thể sử dụng hết diện tích dành cho khách.
Nếu bạn muốn có nhà bếp nhỏ phục vụ món ăn thì bạn cần phải có thêm không gian. Loại bàn ghế, nội thất, đồ trang trí cũng sẽ quyết định không gian trống của quán. Hãy đảm bảo bạn có cả không gian cho kho lưu trữ nguyên liệu và dụng cụ quét dọn.
Thiết kế quán cà phê diện tích lớn từ 230 m2 trở lên
Khi bạn có mặt bằng lớn, bạn sẽ có cơ hội phục vụ nhiều khách hàng và doanh thu hơn.
Bạn có thể sáng tạo cách bố trí các không gian trong quán để đảm bảo nó là một điểm đến tuyệt vời. Quán cà phê kiểu này có thể có một sân khấu nhỏ để tổ chức buổi âm nhạc hoặc sự kiện đặc biệt nào đó. Bạn có thể có khu vực hội họp cho những nhóm nhỏ tổ chức gặp mặt. Một không gian ấm cúng với ghế sofa da là một lựa chọn tốt. Dĩ nhiên, bạn cũng muốn có không gian bán các túi càfe, ly tách, áo thun, và nhiều thứ khác.
Mặt khác, những loại quán cà phê kiểu này thường có chi phí thuê mặt bằng lớn. Bạn cũng cần nhiều nhân viên để vận hành và hoạt động hơn những quán nhỏ. Mặt khác lớn hơn nhưng cũng là rủi ro hơn. Nếu bạn mới lần đầu kinh doanh thì bạn sẽ nhận ra rất khó để quản lý mô hình này.
Một số quán lớn như Starbucks có những phòng họp riêng tư được thêm vào không gian chung như một chiếc bàn to ở giữa nhiều chiếc ghế. Cách bố trí này có thể cho phép khách hàng gặp gỡ mọi người hoặc làm việc với nhau tại quán.
Những quán cà phê lớn thường phục vụ 100 người cùng một lúc. Do đó, họ có thể kết hợp phục vụ chỗ ngồi bên trong nhà hoặc bên ngoài quán. Đó là một nguồn doanh thu cực lớn nếu bạn có thể giữ cho quán luôn nhộn nhịp.
Tạo ra một thiết kế quán cà phê hoàn hảo cho quán của bạn
Như chúng tôi đã nói ở đầu bài, bạn cần phải làm rõ mục tiêu kinh doanh trước khi thiết kế quán cà phê. Mục tiêu kinh doanh phải là kim chỉ nam cho kế hoạch thiết kế quán cà phê.
Để phát triển một bản phác thảo giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi vào quán, hãy đảm bảo 9 khu vực ở trên đã được suy nghĩ kỹ càng và sắp xếp hợp lý.
Nếu bạn cần tư vấn và sử dụng dịch vụ thiết kế quán cà phê, hãy liên hệ với công ty Tam Long. Đây là một trong những công ty có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và triển khai các mô hình quán cà phê tại TPHCM.
Nếu bạn có thêm thời gian, hãy đọc tiếp bài Bí quyết kinh doanh quán cafe hiệu quả khiến 99% khách quay lại.